081.919.6666

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ CẢNH VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Đối với người chơi cá cảnh nói chung và cá thủy sinh nói riêng thì việc nuôi cá không chỉ là niềm đam mê mà việc nhìn ngắm chúng bơi lội hàng ngày còn mang lại những giây phút nhẹ nhàng, thư giãn, giảm căng thẳng sau một ngày làm việc. Tuy nhiên trong quá trình nuôi dưỡng có rất nhiều bệnh ở cá mắc phải làm giảm tuổi thọ hoặc gây ra cái chết vô cùng đáng tiếc đối những động vật đáng yêu này. Để tránh tình trạng đáng tiếc đó, chúng tôi sẽ giúp các bạn nhận biết các bệnh thường gặp ở cá cảnh và cách điều trị:

  1. Cá cảnh bị bệnh đốm trắng : 

Còn gọi là bệnh nhiễm ký sinh trùng mà cá rất dễ mắc vào thời điểm giao mùa khi mà nhiệt độ bể thay đổi trong ngày lớn do thời tiết, chất lượng nước chưa ổn định, cá mới thả vào bể stress, đề kháng thấp, dễ bị nhiễm bệnh lây sang đàn cá đang nuôi.

white spot fish disease

Biểu hiện: Khi mắc bệnh này cơ thể cá phủ đầy những nốt nhỏ màu trắng và lây lan nhanh qua những bộ phận khác như vây hay đuôi do  Ký sinh vật Ichthyophthirius multifilius. Những ký sinh này rất dễ lây lan sang các cá thể khác vì vậy nếu không phát hiện kịp thời và điều trị nhanh chóng thì sẽ ảnh  hưởng đến toàn bộ đàn cá ở trong bể. 

How to treat White Spot in aquarium fish - Pond Aquarium Problem Solver

Cách điều trị: Đây là một bệnh rất khó chữa, nên dùng sưởi để duy trì nhiệt độ từ 29-32 độ để kìm hãm sự phát triển của các tổ ký sinh  nấm trên thân cá, có thể dùng Bio Knock 2 hoặc Tetra Nhật để giúp cá chữa bệnh với liều lượng vừa phải. Hệ vi sinh ổn định có thể giúp cá neon sống trong bể rất khỏe mạnh.

2. Cá cảnh bị bệnh thối vây, đuôi

Triệu chứng này xuất hiện phổ biến ở nhiều loại cá thủy sinh, cá bảy màu cũng như một số loài cá khác. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thối đuôi, vây là do bể cá bẩn, chất lượng nước kém, cá không được chăm sóc hoặc trong bể có những con cá đã bị mắc bệnh lâu ngày mà không được điều trị hoặc tách riêng khỏi bể cá. Cá sẽ bị biến màu và lờ đờ thậm chí có nguy cơ tử vong

Biểu hiện: Vây và đuôi của những con cá bị bệnh thối vây, đuôi trông rách tả tơi và có dấu hiệu thối rữa

Cách điều trị: bắt cá mắc bệnh sang bể dưỡng riêng có sủi oxy, dùng thuốc kháng sinh để trị thối vây thông dụng như Jungle Fungus Eliminator và Tetracycline… Để xử lý dứt điểm thì chúng ta cần phải vệ sinh toàn bộ bể cá cũng như hệ thống lọc và vật liệu lọc để xử lý dứt điểm mầm bệnh  đồng thời tránh được các bệnh thường gặp ở cá cảnh. Chú ý nên lắp hệ thống lọc với công suất phù hợp với bể cá, tránh trường hợp nước chảy quá mạnh có thể gây stress cho cá, lâu ngày sẽ làm yếu cá và giảm sức đề kháng.

3. Cá cảnh bị bệnh nấm mốc nước:

Bệnh này gây ra bởi các loài nấm mốc nước Saprolegnia

Biểu hiện: Cá bệnh xuất hiện phát ban dạng túm như là bông trên khắp cơ thể, có khi được phủ một màng mỏng nấm dạng sợi hay bột.

Một số bệnh thường gặp ở cá cảnh cần chú ý!

Cách điều trị: Có thể tắm cho cá mắc bệnh bằng muối hoặc sử dụng thuốc kháng nấm có chứa phenoxyethanol.  Cách điều trị hiệu quả nhất cho căn bệnh này là ngâm cá trong một chậu nước mặn riêng biệt. Các bạn có thể pha nước muối với nồng độ 15-30g cho một lít nước, với công thức này bạn nên ngâm cá trong vòng 15-30 phút và phải có sủi oxy để đảm bảo sức khỏe của cá.

4. Cá cảnh bị bệnh thối mang

Nguyên nhân của bệnh thối mang là do nấm Branchiomyces, có thể làm cho mang bị thối đi. Bệnh này thường xuất hiện khi cá bị lây từ những con cá đã bị nhiễm bệnh sẵn khi chúng ta mua ngoài cửa hàng về ngoài ra cá bị stress lâu ngày mà lý do chủ yếu là lượng amoniac hoặc nitrat trong bể cao.

Biểu hiện:  Cá bị bệnh có dấu hiệu hô hấp bất thường như thở gấp gáp để lấy không khí, cá bắt đầu bơi tách đàn, bơi lờ đờ trên mặt nước . Các tơ mang và lá mang dính lại với nhau bởi chất nhầy và trên đó cũng xuất hiện các đốm.

Cách điều trị: Khi cá bị bệnh thối mang do bị nấm có thể chữa bằng cách tắm phenoxyethanol trong thời gian dài và tăng lượng oxy trong bể. Vì thế chế độ chăm sóc tốt bể cá chính là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh này. Khi cá bị bệnh này thì việc điều trị rất khó khăn khi chúng ta sẽ khó phát hiện ra bệnh vì nấm ở trong mang cá, khi phát hiện ra thường bệnh của cá đã tiến triển nặng thường là không thành công trong việc cứu cá.

5. Cá cảnh bị bệnh lồi mắt

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lồi mắt trên cá cảnh co thể do vi khuẩn Steptococcus hoặc do môi trường nước ô nhiễm do hệ thống lọc không tốt gây ra hoặc do bạn mua phải cá có sẵn mầm bệnh.

Điều trị hiệu quả bệnh lồi mắt ở cá

Biểu hiện: Cá có dấu hiệu mất phương hướng, mệt mỏi và mắt bị tổn thương như lồi mắt, viêm mắt và có thể chảy máu ở mắt; xuất hiện vết lở loét trên mắt và cá bỏ ăn.

Cách điều trị: Khi phát hiện cá bệnh nên bắt riêng cá ra bể dương, sử dụng liều lượng 10 giọt xanh metylen , 1 viên tetra ( kháng sinh ) muối 1% cho 20l nước, thay nước hàng ngày và tiến hành đánh thuốc với liều lượng trên đến khi cá khỏi bệnh, các bạn nhớ sử dụng sủi oxy nhé.

Bạn nên chọn mua cá ở những cửa hàng có uy tín để có thể mua được cá khỏe mạnh không mang mầm bệnh và đặc biệt là phải thường xuyên vệ sinh bể cá của bạn để tránh các bệnh thường gặp ở cá cảnh và cách điều trị

6. Cá cảnh bị bệnh bong bóng 

Bong bóng cá là cơ quan chứa khí, có tác dụng giúp cá bơi và cân bằng trong nước nhờ sự điều chỉnh áp lực khí bên trong. Nguyên nhân của bệnh bong bóng thường gặp ở cá cảnh có thể là do nội tạng của cá bị dị tật bẩm sinh, cá hớp quá nhiều không khi vào bụng khi ăn  khiến dạ dày bị trương phình, ăn thức ăn kém chất lượng hoặc do vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng cũng có thể liên quan đến bệnh bóng khí.

Biểu hiện:

Cá không giữ thăng bằng khi bơi, Cá luôn nổi trên mặt nước, bụng ngửa lên hoặc Cá luôn chìm dưới đáy bể , cá bơi đầu chổng lên hoặc đuôi chổng lên, bụng cá sưng phồng

Cách điều trị: Có thể tăng nhiệt độ của nước trong bể cá để giúp cá tiêu hóa nhanh hơn đồng thời ngừng cho cá ăn từ 2-3 ngày và chú ý theo dõi tình trạng của cá. Việc tăng nhiệt độ nước sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp tránh táo bón.  Có thể sử dụng thuốc kháng sinh sẵn có trên thị trường nếu cần.

PS: Đa số các nguyên nhân chính dẫn đến Các bệnh thường gặp ở cá cảnh là do chất lượng nước trong bể cá; chế độ chăm sóc cũng như cá có thể bị lây bệnh từ những con khác khi mua ở bên ngoài lây cho đàn cá nhà. Chính vì vậy chúng ta phải lựa chọn nguồn cá thật cẩn thận, ngoài ra cũng cần trang bị thêm kiến thức về cách nuôi cá; cách phòng các bệnh cá hay mắc phải; setup hệ thống bể cá phù hợp để những chú cá cảnh có môi trường sống khỏe mạng cũng như tránh các yếu tố làm cá bị stress lâu ngày gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sức đề kháng của cá cảnh. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *