081.919.6666

CÁCH TĂNG VÀ GIẢM pH CHO BỂ CÁ, BỂ THUỶ SINH.

Có rất nhiều cách tăng và giảm pH cho bể thuỷ sinh, nhưng để có cách làm hiệu quả mà không ảnh hưởng đến các yếu tố khác thì không phải ai cũng biết.

1. Cách làm tăng pH trong bể cá, bể thuỷ sinh.

+ Với các bể nuôi cá như ali, cá biển… chúng ta có thể dùng vật liệu như san hô để trải nền hoặc hoặc làm vật liệu lọc. Sử dụng các loại San hô, đá vôi như đá tai mèo, đá kẹp kem, đá da voi trong setup bố cục. Tuy nhiên việc sử dụng các loại vật liệu này sẽ làm tăng cả độ cứng của nước. Chú ý: không dùng cách này cho các bể thuỷ sinh, việc tăng pH khi dùng vật liệu như san hô hoặc các loại đá vôi sẽ làm tăng Ca trong bể, làm rễ cây kém phát triển gây ra hiện tượng cây phát triển chậm, còi cọc. Cặn canxi sẽ bám nhiều trên thành bể, nặng có thể bám trên các loại lá cây phát triển chậm như ráy, bucep…

+ Trong bể thuỷ sinh, Cách làm tăng pH mà không ảnh hưởng nhiều đến độ cứng của nước là dùng Baking soda (NahCo3) với liều dùng 10g/100 lít nước của bể.

+ Dùng nước đầu vào có pH cao để thay nước cho bể, không khuyến khích cách này vì đa số nước đầu vào mà có pH cao đều là do nước có nồng độ canxi cao.

2. Cách làm giảm pH trông bể cá, bể thuỷ sinh.

+ Trước khi áp dụng những cách làm giảm pH trong bể, chúng ta phải loại bỏ hết các tác nhân làm tăng pH trong bể trước. Vì không loại bỏ những tác nhân làm tăng pH trong bể thì mọi biện pháp làm giảm pH sẽ không có hiệu quả lâu dài. Dưới đây là các vật liệu chúng ta hay dùng trong bể có thể làm tăng pH.

– Các loại đá vôi như đá tai mèo, đá kẹp kem, đặc biệt là đá da voi và san hô.
– Các loại cát được làm từ đá vôi xay nhỏ
– Các loại cát được xay từ vỏ, san hô
– Các loại sỏi có lẫn nhiều vỏ ốc
– Kiểm tra nước đầu vào trước khi thay nước, nếu nước đầu vào có pH cao các bạn nên xử lý để giảm pH của nguồn nước trước.

+ Sau khi loại bỏ những tác nhân gây tăng pH trong bể, chúng ta sẽ dùng các biện pháp dưới đây để giảm pH trong bể xuống một cách hiệu quả và an toàn.

– Sử dụng nước lọc qua máy RO để thay nước cho bể, Các này không khuyến khích vì chi phí cao, và khi dùng nước RO thì lại làm mất đi một số khoáng chất cần thiết khác cho bể thuỷ sinh.
– Với những bể nuôi cá chúng ta dùng các nguyên liệu như lũa, lá cây (lá bàng), nước đen (nước lá bàng)
– Ít vệ sinh lọc, Việc ít vệ sinh lọc sẽ đọng chất nhiều chất hữu cơ trong lọc giúp giảm pH theo thời gian.
– Dùng acid nhẹ như vitamin C, H3PO4, HNO3… Cách làm: Pha loãng H3PO4, HNO3 đổ trực tiếp và bể, sử dụng 1ml (H3PO4, HNO3) cho 30 lít nước trong bể. 
– Bể thuỷ sinh có cung cấp Co2, chúng ta có thể tăng lượng co2 cấp vào bể sẽ giúp cho cây phát triển tốt, đảm bảo giảm pH an toàn. Chú ý, lên dùng van điện khi cấp co2 vào bể, tránh việc khi không bật đèn mà lượng co2 cấp vào nhiều sẽ làm động vật trong bể ngạt.
– Peat moss (than bùn rêu, rêu mục) Các bạn có thể cho vào lọc hoặc trong bể. Nên vệ sinh trước khi dùng.

Lưu ý:

– Nên tăng giảm pH một cách từ từ, tránh thay đổi quá nhanh gây sẽ shock cho động thực vật thủy sinh trong bể.
– Còn rất nhiều cách tăng giảm pH cho bể cá, bể thuỷ sinh. Nhưng những cách trên là cách đơn giản và hiệu quả, mọi người đều có thể tự làm được.
– Nếu hồ bạn đang ổn định, cây cá trong hồ đang khoẻ mạnh thì các bạn cũng đừng quá lo về pH trong bể của mình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *