Bài viết chia sẻ về một trong những vấn đề cho người mới chơi thủy sinh, những thiết bị và phụ kiện đi kèm làm hành trang cho bạn hiện tại và sau này.
Thủy sinh là một thú chơi có thể cho là nghệ thuật và kén chọn người chơi, đòi hỏi người chơi thủy sinh cần phải có một số kiến thức và con mắt thẩm mỹ nhất định và quan trọng là đam mê. Ở bài này Vũ Aqua sẽ chia sẻ những thiết bị cần thiết cho các bạn mới bắt đầu chơi thủy sinh. Để các bạn có thể hình dung được sơ bộ 1 bể thủy sinh hoàn thiện cần có những thiết bị gì.
* Bể thủy sinh.
Chắc chắn rồi, để có một bể thủy sinh trước nhất chúng ta phải có bể đã 🙂
Mặc dù những bể cá thông thường đều có thể làm được bể thủy sinh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào ý tưởng thiết kế, sở thích cá nhân, không gian đặt bể mà bạn có thể lựa chọn các loại bể thủy sinh cho phù hợp.
Chúng ta lên chọn các bể cá có kích thước sao cho sau này có thể lựa chọn các loại đèn phù hợp với bể, ví dụ: các kích thước đèn thông dụng là: 30, 40, 45, 50, 60, 90, 120 Các bạn lên chọn kích thước bể sao cho phù hợp với chỗ để bể và đồng thời phù hợp với các size đèn để có cơ hội lựa chọn được nhiều loại đèn khác nhau.
Dưới đây là 4 yếu tố quan trọng cấu thành lên 1 bể thủy sinh của các bạn.
I. Hệ thống lọc cho bể thủy sinh
Hệ thống lọc là 1 trong những phụ kiện vô cùng quan trọng và không thể thiếu cho bể thủy sinh mà bạn nên đặc biệt chú ý. Vì đây là thiết bị giúp lọc sạch nước ở trong bể, giữ cho môi trường thủy sinh luôn sạch sẽ. Từ đó, góp phần ổn định môi trường của bể thủy sinh, giúp hệ sinh thái trong bể thủy sinh có điều kiện ổn định để sinh trưởng và phát triển.
Hiện trên thị trường có rất nhiều phụ kiện máy lọc cho bể thủy sinh mà bạn có thể lựa chọn, trong đó bao gồm: Lọc thác, lọc tràn và lọc ngoài (lọc thùng). Thông thường Hệ thống lọc ngoài (lọc thùng) cho bể thủy sinh được đánh giá là hệ thống lọc có chất lượng tốt, hiệu quả và được sử dụng nhiều nhất hiện nay như: Sunsun: 702A,703A, 704A, HW3000… , Atman: DF1300, DF1000, DF700, DF500,.., Eheim.., Jebao….. Đối với những bể nhỏ hơn 60cm thì lọc treo cũng là 1 lựa chọn không hề tồi như sunsn HBL 803, HBL 802, Odyssea CFS 130…
Phần quan trọng không thể thiếu và là trái tim của hệ thống lọc là vật liệu lọc. Với công nghệ ngày càng phát triển, chúng ta càng có nhiều sự lựa chọn các vật liệu lọc với đa dạng về mức giá và chất lượng. Tùy vào nhu cầu và tài chính của mỗi người mà các bạn có thể lựa chọn các vật liệu lọc sao cho phù hợp với mình nhất.
Các vật liệu thông dụng hiện có trên thị trường bao gồm: Matrix, Substrat Pro, Purigen, Sứ lọc các loại, nham thạch, bông… Cách bố trí các vật liệu lọc cũng đóng vai trò quan trọng giúp cho hệ thống lọc của bạn phát huy hiệu quả cao nhất. Vât liệu lọc các bạn có thể tham khảo ở đây ạ.
II. Đèn cho bể thủy sinh
Đèn thủy sinh là 1 phần quan trọng nữa không thể tách rời của 1 bể thủy sinh. Việc lựa chọn đèn chiếu sáng cho bể thủy sinh để phù hợp với cách chơi của mỗi người cũng rất quan trọng. Nếu hiểu rõ, chúng ta có thể lựa chọn cho bể thủy sinh của mình loại đèn phù hợp nhất, tiết kiệm nhất mà vẫn giúp cho cây cối trong bể của mình phát triển tốt. Mỗi một loại đèn đều có ưu và nhược điểm nhất định. Ví dụ: đèn của hãng ADA được đánh giá là 1 trong những đèn thủy sinh tốt nhất hiện nay trên thị trường, nhưng nhược điểm của nó thì ai cũng có thể nhìn thấy là giá thành quá cao. Vì vậy, mỗi người sẽ có một lựa chọn khác nhau sao cho phù hợp với chi phí mình bỏ ra mà mang lại hiệu quả tốt nhất cho nhu cầu của mình. Hiện tại, trên thị trường bây giờ đang có rất nhiều các loại đèn của rất nhiều thương hiệu khác nhau. Phổ thông nhất hiện nay vẫn là các loại đèn của các hãng như Odyssea, Chihiros, twinstar, aquablue,…
Các loại đèn đang được sử dụng trên thị trường hiện tạm chia thành các loại như sau:
1. Đèn huỳnh quang, điển hình là đèn odyssea T5HO, TripleH… Loại đèn này đang dần ít được sử dụng hơn vì tính thẩm mỹ, công nghệ cũ. Nhược điểm chính của loại đèn này là tỏa nhiệt nhiều và tốn điện, với những bể có chiều cao quá khổ, đèn huỳnh quang sẽ không thể đáp đứng được về độ xuyên sâu của ánh sáng kém hơn các loại đèn khác như metal và led.
2. Đèn led trắng: Như Chihiros SeziA, Odyssea SlimX, Aquablue, Xuanmeilong…..đây là các loại đèn led phổ thông và được dùng nhiều hiện nay. Ưu điểm của nó là giá thành vừa phải, tiết kiệm điện, hình thức đẹp. Nhược điểm là không đánh căng được các loại cây màu đỏ.
3. Đèn led RGB cao cấp: Như Chihiros Rgb Vivid 1, vivid 2, Chihiros Rgb, Chihiros Wrgb, TwinsStar, ADA solad: Đây là các loại đèn cao cấp của các hãng ưu điểm thì rất nhiều, nhược điểm là giá thành cao.
4. Đèn Metal: đèn metal Odyssea, metal ADA… hiện nay các dòng đèn metal không được mọi người ưa chuộng dùng vì những nhược điểm như: đèn tỏa nhiệt cao, tốn điện, bóng thay thế thì khó tìm.
Hiện tại, các loại đèn led đang dần thay thế các đèn huỳnh quang và metal vì tính hiệu quả và giá cả càng ngày càng phù hợp hơn.
Các bạn có thể tham khảo các loại đèn dành cho bể thủy sinh tại đây nha!
III. Phân nền cho bể thủy sinh
Đất nền là phần quan trọng tiếp trong 4 yếu tố để cấu thành 1 bể thủy sinh. Đất nền giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây trong bể thủy sinh phát triển, tạo môi trường cho vi sinh vật trú ngụ. Có rất nhiều anh em có thể không cần dùng đất nền vẫn có thể duy trì và tạo đc 1 bể thủy sinh đẹp, nhưng không phải đa số. Ở bài này, Vũ Aqua chia sẻ những kiến thức phổ thông nhất để anh em mới chơi có thể hiểu và chơi 1 cách cơ bản nhất.
Hiện tại phân nền được phân làm 2 loại:
- Nền công nghiệp: Loại này được sản xuất công nghiệp bán đại trà trên thị trường như nền của ADA, Gex, Oliver, Control Soil….
- Nền trộn: Loại này được các cá nhân trong nước sản xuất và thường được dùng làm cốt nền giúp cho bộ nền có hàm lượng dinh dưỡng cao, duy trì độ bền của bể thủy sinh được lâu hơn. Hiện trên thị trường đang có bán nền trộn của Vũ Aqua, Nupha, Lý Vũ….
Tùy vào nhu cầu trồng cây của từng người mà chúng ta có cách sử dụng nền sao cho hiệu quả. Tốt nhất anh em mới chơi lên nhờ sự tư vấn của những người chơi trước hoặc đến các cửa hàng uy tín nhờ họ tư vấn để hiểu rõ hơn và có sự lựa chọn sao cho phù hợp nhất nhu cầu và phong cách chơi của bạn.
Các loại đất nền cho bể thủy sinh của bạn có thể tham khảo tại đây
IV. Hệ thống Co2
Chắc hẳn những ai từng chơi thủy sinh thì đã không còn xa lạ đối với thiết bị này rồi đúng không ạ, đúng vậy khí co2 cung cấp vào bể thủy sinh giúp cho cây quang hợp tốt hơn. Một hồ thủy sinh không được cung cấp đủ lượng Co2 cần thiết sẽ làm cho cây phát triển chậm, còi cọc, thậm chí có thể dừng phát triển đối với một số loại cây khó tính.
Nhiều anh em mới chơi nghĩ có thể sủi không khí từ ngoài vào bể có thể cung cấp Co2 cho cây và oxy cho cá. Quan niệm này là không đúng, lượng co2 cung cấp qua cách này là không đủ đối với bể thủy sinh.
Hiện tại có nhiều cách để cấp Co2 cho hồ thủy sinh. Cách thông dụng nhất vẫn là dùng bình khí nén để cấp Co2 cho bể. Việc dùng bình khí nén sẽ giúp chúng ta cung cấp Co2 vào bể 1 cách đều đặn nhất, ổn định nhất vì thế cũng sẽ giúp cho cây cối trong hồ thủy sinh phát triển ổn định hơn.
Các cách khác để chúng ta có thể cung cấp Co2 cho hồ thủy sinh là dùng: Bình Co2 khí nén, Co2 nước, Co2 dạng viên nén, or các bộ kit co2 dùng 1 lần, cuối cùng là co2 chế. Theo kính nghiệm của Vũ Aqua thì chúng ta không nên chế Co2 vì hiệu quả thường không rõ ràng, lích kích, mất thời gian, khi co2 chế thường được khuyến mãi thêm một vài tạp chất khác….
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về co2 cho bể thủy sinh ở tại đây.
VI. Layout ( lũa, cát, sỏi, đá,cây thủy sinh...)
- Đá Lũa: Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các loại đá lũa ở hầu hết các cửa hàng thủy sinh. Việc lựa chọn sao cho có bộ đá, lũa phù hợp đối với các bạn mới chơi là việc khó nhất. Tốt nhất các bạn lên nhờ anh em cùng chơi có kinh nghiệm lựa chọn hộ or qua các cửa hàng uy tín, có kinh nghiệm nhờ tư vấn để chọn được bộ layout ưng ý. Tránh trường hợp mua về không dùng đến gây lãng phí…..
2. Cây thủy sinh: Cây trong hồ thủy sinh thường được chia làm ba loại là cây tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh. Vì vậy, bạn cần phải nắm rõ về đặc điểm của cây phân bố và bài trí phù hợp.
3. Cá thủy sinh: Cá trong hồ thủy sinh nên là loại cá có tính hiền lành, không phá cây thủy. Tránh chọn loại cá to và dữ, chúng có thể phá or ăn các loại cây thủy sinh trong bể. Các loại các được nhiều người chơi trong bể thủy sinh như: Neon, Tam Giác, Sóc Đầu Đỏ, Ember Tetra, Trâm, otto, bút trì… các loại tép….
Các bạn tham khảo thêm 1 số mẫu layout bể thủy sinh tại đây
Trên đây là những phụ kiện thủy sinh đi kèm gần như không thể thiếu và tách rời khi các bạn chơi thủy sinh. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn mới chơi tìm hiểu về thủy sinh có 1 kiến thức nhất định để sắm cho mình 1 bể thủy sinh phù hợp với điều kiện của mình.